NCKH & Chuyển giao công nghệ

Robocon  »  NCKH & Chuyển giao công nghệ


Chuyển giao máy dập Roller Cap cho công ty TNHH Plus VN

       PLUS Vietnam là một công ty chuyên sản xuất văn phòng phẩm, hầu hết các loại sản phẩm về văn phòng phẩm của PLUS được sản xuất tại nhà máy ở Việt Nam, sử dụng máy móc thiết bị, vật tư và công nghệ Nhật Bản để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Những sản phẩm được sản xuất tại PLUS Vietnam bao gồm: Bấm, Băng xóa, Băng dán, File và nhiều chủng loại khác. PLUS Vietnam có năng lực làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới. Để làm được điều này các nhà quản lý cùng nhân viên kỹ thuật không ngừng đầu tư, phát triển và cải tiến hang loạt máy móc. Chế tạo nhiều máy mới thay thế cho các máy nhập từ nước ngoài, tự động hóa dây chuyền sản xuất nhằm giảm chi phí cho sản phẩm và nâng cao đời sống cho công nhân tại công ty.

Sản phẩm Keschibon sau khi lắp ráp hoàn chỉnh

        Hiện công ty đang cho sản xuất sản phẩm Keshibon nhưng quá trình thực hiện vẫn còn thủ công, chưa tự động hóa năng xuất thấp và chi phí bỏ ra nhiều. Chính vì nhu cầu thực tế này, Khoa Cơ Điện Trường đại học Lạc Hồng đã cử hai sinh viên Hồ Tạ Quyền và Mai Văn Hùng sau khi tham dự cuộc thi Robocon 2009 vào công ty để thiết kế và thi công máy dập chi tiết Roller và Cap nằm trong sản phẩm Keshibon. 

       Hiện nay khâu lắp ráp hai chi tiết Roller và Cap được thực hiện một cách thủ công, tốn nhiều thời gian làm việc gây lãng phí nhân công, tiền bạc của công ty. Đồng thời độ chính xác không cao. Trong quá trình lắp ráp sự tập trung và kỹ năng thao tác của công nhân là rất quan trọng mới có thể tạo ra sản phẩm Keshibon hoàn chỉnh, đạt chất lượng cao. Tuy nhiên thường thì công nhân tập trung quá trình lâu sẽ bị mỏi, kỹ năng thao tác kém dẫn đến sản phẩm sau khi lắp bị lỗi đặc biệt là bị lem mực. Điều này gây tổn thất cho công ty. Từ thực tế điều này, nhóm đã thực hiện triển khai nghiên cứu chế tạo máy thay thế cho công nhân trong công đoạn lắp ráp bằng tay với mong muốn sản phẩm Keshibon có sự chính xác cao.

Chi tiết Cap Chi tiết Roller Chi tiết Roller và Cap được kết hợp lại

       Sau khi nghiên cứu kỹ sản phẩm nhóm nhận thấy chi tiết tuy không có độ phức tạp nhưng trong quá trình lắp ráp tự động sẽ gặp nhiều khó khăn do chi tiết Cap rất dễ bị trầy sướt bề mặt. Nhóm cũng đã thử nhiều phương án nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất và cuối cùng đã lựa chọn giải pháp cấp Cap bằng phễu rung, nhưng phễu phải được thiết kế thật nhẵn nhằm hạn chế bị lỗi sản phẩm. Chi tiết thứ hai đó là Roller là sản phẩm có mực nên rât dễ bị lem, đặc biệt khi hai chi tiết này được ráp vào nhau nếu như không đúng vị trí sẽ gây hư hỏng. 

Thiết kế cơ cấu cấp Roller Chế tạo cơ cấu cấp Roller Thiết kế phễu rung cấp Cap Chế tạo phễu rung cấp Cap
Thiết kế mâm xoay Chế tạo mâm xoay Thiết kế cơ cấu dập Chế tạo cơ cấu dập
Thiết kế máy dập Roller Cap trên máy tính Chế tạo hoàn chỉnh máy dập Roller Cap

Phim hoạt động của máy

     Sau 6 tháng chế tạo thành công, máy dập được chuyển giao cho công ty sử dụng, sau một thời gian đi vào sản xuất, máy hoạt động rất ổn định, năng suất lắp ráp đạt 900 sản phẩm/1giờ, năng suất này gấp 3 lần so với cách dập thủ công như trước của nhà máy. Theo thống kê sơ bộ của công ty cho thấy, mỗi năm máy có thể tiết kiệm được trên 70 triệu đồng cho công ty. Đề tài này đã dành giải nhất tại hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai lần XV năm 2010. Qua đây nhận thấy sự trưởng thành của các sinh viên khi tham gia cuộc thi sáng tạo Robot. Cuộc thi Robocon đã giúp cho các bạn sinh viên rất nhiều khi chế tạo các máy trong công nghiệp. Robocon là hướng đi đúng đắn cho các sinh viên khối ngành kỹ thuật khi đang ngồi trên ghế nhà trường.


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  744,280       1/831