Operations

Sustainable Development  »  Operations


CONTENTS

    Cựu sinh viên Trường đại học Lạc Hồng tiết lộ "bí quyết sinh tồn" ở Nhật Bản

    Đó là trường hợp sinh viên Nguyễn Quốc Duy, sinh viên ngành Cơ Điện tử, khoá 2001-2006 Trường Đại học Lạc Hồng (LHU). Hiện tại, Quốc Duy đang có công việc tốt, có một tổ ấm, mua được nhà, xe và định cư lâu dài ở Nhật Bản.

    Làm việc đúng ngành được học

    Trước khi tham gia khoá học buổi tối ngành Cơ điện tử tại LHU, Nguyễn Quốc Duy làm nhân viên tại công ty MuTo của Nhật – một công ty chuyên về chế tạo khuôn mẫu, vừa thiết kế và gia công chi tiết khuôn mẫu chính xác đóng tại Khu công nghiệp Biên Hoà 2.

    Quốc Duy chia sẻ: Thời đi học ở LHU, tôi tham gia khóa học vào lớp tối, do công việc đang làm lúc đó liên quan đến Cơ điện tử, nên đã chọn ngành học này tại LHU”.

    Sự lựa chọn đúng đắn đã tạo đà cho Quốc Duy sau khi tốt nghiệp: Vừa có tấm bằng đại học, lại vừa có kinh nghiệm thực chiến. Quốc Duy quyết định bước lên một nấc thang mới - nộp đơn ứng tuyển vị trí Nhân viên phái cử kỹ thuật cao tại công ty REVO TRADING LTD (Có trụ sở tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh). “Sau khi thực hiện bài test về lập trình CNC và phỏng vấn trực tiếp, công ty này đã quyết định tuyển dụng anh. Sau 3 tháng, anh chỉ lên văn phòng để học tiếng Nhật mỗi ngày và vẫn có lương trong thời gian học” - Quốc Duy cho biết.

    Đến Nhật Bản năm 2007, đến nay, Quốc Duy đã có một cuộc sống ổn định ở đây

    Sau 2 năm trải nghiệm, Quốc Duy đã sở hữu được vốn kinh nghiệm phong phú về chuyên ngành, về văn hoá làm việc trong các công ty của Nhật Bản. “Trong 2 năm làm việc, tôi được “phái cử” đến các công ty khách hàng, quá trình này đã cho tôi nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nhưng có vẻ nó phù hợp hơn với một người độc thân, còn tôi thì bắt đầu muốn có một gia đình riêng, ổn định. Tháng 8 năm 2008, tôi quyết định "đầu quân cho Công ty Toyoseiko và gắn bó với công ty này đến tận bây giờ”.

    Bí quyết “sinh tồn” trên đất Nhật

    Đến Nhật Bản năm 2007, Quốc Duy cho biết, ban đầu, anh cũng khá bỡ ngỡ về văn hóa và ngôn ngữ, tuy nhiên, nhờ có sự chuẩn bị khá kỹ trước khi đến đây, nên anh thích ứng nhanh. Để “sinh tồn” được trên đất Nhật, bạn cần phải có thái độ sẵn sàng làm việc với tinh thần học hỏi cao, một tác phong chăm chỉ, chịu khó suy nghĩ và chỉ hỏi ý kiến cấp trên khi thật sự bế tắc. Ở Nhật Bản, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những nguyên tắc riêng, việc của bạn là chấp hành các nguyên tắc đó. Hãy làm việc với tính kỷ luật cao nhất có thể. Thành thạo tiếng Nhật là một lợi thế, nó sẽ giúp bạn hoà nhập tốt hơn và dễ thăng tiến hơn.

    Các bạn sinh viên LHU hiện nay có nhiều lợi thế, vì trong trường có ngành Ngôn ngữ Nhật. Các bạn có thể học luôn tại trường mà không cần đi xa. Nếu bạn đi làm bên Nhật với Visa Engineer (Visa kỹ sư - Kỹ thuật) thì sau 10 năm ở Nhật liên tiếp, có tham gia đóng thuế bảo hiểm trong 5 năm liên tiếp trở lên, không vi phạm pháp luật của Nhật Bản thì bạn đủ điều kiện xin Vĩnh Trú định cư ở Nhật” – Quốc Duy bật mí.

    Hiện nay, nếu các bạn sang Nhật làm việc, khoảng 2 đến 3 năm, có công việc và thu nhập ổn định thì đã có thể mua được nhà trả góp, nếu có tiền mặt thì dù mới đến Nhật bạn vẫn có thể mua được. Điều quan trọng nhất là kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, sự thân thân thiện trong lối sống, ứng xử và tuân thủ luật pháp.

    Gia đình của Quốc Duy tại Nhật Bản

    Những đất nước giàu có như Nhật Bản sẽ có rất nhiều cám dỗ, nếu chúng ta không kiểm soát được lòng tham sẽ dễ dẫn đến phạm tội. Sống ở Nhật Bản, bạn cần phải tôn trọng văn hoá của họ, tránh việc xăm hình và tuyệt đối tuân thủ luật lệ giao thông” – Quốc Duy nhắn nhủ.

    Được biết, không chỉ có Quốc Duy, mà nhiều sinh viên LHU đang sinh sống và thành danh tại xứ sở mặt trời mọc này. Họ đang thực hiện những công việc khác nhau, đi những con đường của riêng mình, nhưng họ đều chung một cái nôi, chung một “bệ phóng”, bệ phóng LHU.


    • Address: 10 Huynh Van Nghe street, Buu Long ward, Bien Hoa city, Dong Nai province.
    • Tel: 0251 3952 778
    • Email: lachong@lhu.edu.vn
    • © 2023 Lac Hong University
      10,586       1/460