Phòng & điều trị bệnh

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường  »  Phòng & điều trị bệnh


Những điều cần biết khi bị rối loạn nhịp tim

 

Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành dao động từ 60 đến 100 nhịp trên phút. Nếu nhịp tim không ở ngưỡng trên hoặc có triệu chứng như bỏ nhịp, ngừng tim, hẫng hụt hay trống ngực, bạn đang có dấu hiệu bị rối loạn nhip tim.

   Khi nghỉ ngơi, tim đập chậm lại và đập nhanh hơn khi hoạt động. Rối loạn nhịp tim chậm là khi tim đập ít hơn 60 nhịp mỗi phút, còn trên 100 nhịp ngay cả lúc nghỉ ngơi gọi là rối loạn nhịp tim nhanh. Một dạng khác thường gặp là ngoại tâm thu, hay gọi là cơn co thắt sớm với biểu hiện bỏ nhịp, ngừng tim, hẫng hụt hay trống ngực.

1. Rối loạn nhịp tim - nguyên nhân và những nguy cơ

   Mỗi ngày tim đập trên 100.000 lần và bơm đến 2.000 lít máu đi nuôi cơ thể và không ngừng nghỉ trong suốt cả cuộc đời. Vì thế, đôi khi hiện tượng bị lỗi nhịp là chuyện bình thường. Nhưng với người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc rối loạn thần kinh tim, thì rối loạn nhịp tim lại là vấn đề nghiêm trọng

   Có những  rối loạn nhịp không rõ nguyên nhân, nhưng phần lớn các trường hợp có liên quan đến tổn thương thực thể tại tim như đột quỵ tim, phẫu thuật tim, viêm cơ tim, hẹp hở van tim, tim bẩm sinh. Một số bệnh làm gia tăng áp lực cho tim như bệnh mạch vành, tăng huyết áp cũng gây rối loạn nhịp tim.

   Một số yếu tố nguy cơ ngoài tim làm cho nhịp điệu của tim trở nên bất thường, ví dụ bệnh tuyến giáp như cường giáp, nhược giáp; các thuốc ho, cảm cúm có chứa nhiều thành phần như paracetamol, phenylpropanolamin được phối hợp với chlopheniramin, hoặc dextromethorphan, codein hay một số thuốc điều trị cũng có thể gây ra căn bệnh này. Các chất điện giải có trong máu như Kali, Natri, Canxi và Magie - giúp kích hoạt và dẫn truyền xung điện trong tim. Khi rối loạn những chất này cũng tiềm ẩn nguy cơ loạn nhịp. Ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ chậm nhịp tim, rung nhĩ và loạn nhịp khác. Stress, thiếu ngủ, các chất kích thích như cà phê, trà, đồ uống có gas, thuốc lá, rượu, đều có thể dẫn đến nhiều loại rối loạn nhịp tim.

2. Gặp bác sĩ khi bạn có triệu chứng rối loạn nhịp tim

   Rối loạn nhịp tim (ninhtamvuong.vn) được phát hiện qua thăm khám và được ghi lại bằng điện tâm đồ. Việc chẩn đoán không phải lúc nào cũng dễ dàng và chuẩn xác. Rối loạn nhịp thường xuất hiện theo cơn, có thể kéo dài một vài phút và không theo chu kỳ nhất định nên có khi tại thời điểm khám, nhịp tim của bạn đã trở về bình thường. Vì vậy, trên thực tế, nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác, nhất là trẻ nhỏ dễ bị nhầm với chứng động kinh, vì có chung triệu chứng ngất xỉu đột ngột.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường về nhịp tim, bạn nên đến gặp bác sĩ. Để cuộc thăm khám được chuẩn xác, bạn cần chuẩn bị một số nội dung như tìm hiểu những yêu cầu hạn chế ăn, uống trước khi đi khám, vì có liên quan đến tính chính xác của kết quả xét nghiệm máu; viết ra các triệu chứng bạn đang gặp phải, bao gồm cả những tình huống tưởng chừng không liên quan đến rối loạn nhịp tim vì điều này giúp các bác sĩ đánh giá tổng quan sức khỏe của bạn. Bạn cũng cần ghi lại thông tin cá nhân, bao gồm cả lịch sử bệnh của gia đình (bệnh tim, tiểu đường) và những sự kiện liên quan làm thay đổi cuộc sống gần đây. Những thông tin này có thể giúp các bác sĩ tìm ra hay loại trừ các nguyên nhân gây loạn nhịp ngoài tim; liệt kê tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng. Những điều tưởng như đơn giản lại có thể giúp các bác sĩ tìm được nguyên nhân gây loạn nhịp tim từ thuốc điều trị.

   Bạn cũng cần chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi bác sĩ như về nguyên nhân gây bệnh, những yếu tố làm triệu chứng nặng hơn; những xét nghiệm cần làm; chuẩn bị trước xét nghiệm; phương pháp trị bệnh thích hợp; thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động thể chất phù hợp; tái khám để sàng lọc bệnh tim...

3. Giải pháp kiểm soát chứng rối loạn nhịp nhanh

   Tùy theo nguyên nhân, các bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc can thiệp tim mạch hay phẫu thuật để kiểm soát nhịp tim và làm giảm các triệu chứng, biến chứng. Bạn cũng có thể quản lý tốt những yếu tố nguy cơ bằng cách bỏ thuốc lá, điều trị tốt bệnh mạch vành, huyết áp cao, kiểm soát cholesterol, giảm trọng lượng thừa, áp dụng chế độ ăn có lợi cho tim và thường xuyên luyện tập thể chất là biện pháp làm ổn định nhịp tim.

   Trong nội khoa, sự kết hợp của thuốc điều trị chính cùng với một số thành phần thảo dược và hoá dược bổ trợ như Khổ sâm, Taurine, L-carnitin, Magie được coi là liệu pháp phù hợp cho sức khoẻ tim mạch. Khổ sâm có tác dụng chống loạn nhịp nhờ tác động trực tiếp lên cơ tim và hệ thần kinh điều hòa nhịp tim. Taurin giúp điều chỉnh nồng độ Kali, Canxi, Natri trong máu và các mô, giảm tính kích thích của cơ tim và hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. L-carnitin là một dinh dưỡng quan trọng, giúp bảo vệ tim và mạch máu, chống lại các tổn hại cơ tim do sự dư thừa chất béo gây ra.

Nguồn: sưu tầm từ báo suckhoedoisongExpress/vn


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  4,600,842       1/613