Phổ biến kiến thức

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường  »  Phổ biến kiến thức


Sai lầm chết người khi uống thuốc với nước ép hoa quả

Nước ép hoa quả rất tốt nhưng không tốt ở tất cẩ mọi trường hợp. Nghiên cứu gần đây cho thấy nho và nước ép bưởi có thể phản ứng tiêu cực với hơn 85 loại thuốc bán theo đơn.

Sự tương tác thuốc có thể xảy ra với nhiều loại, có thể gây phản ứng phụ đe dọa tính mạng con người như nhịp tim bất thường, chảy máu dạ dày, tổn thương thận. Tìm hiểu thông tin cần thiết để mỗi người có thể bảo vệ mình khỏi những tác dụng phụ do tương tác thuốc gây ra.

Bưởi thuộc họ Citrus Paradisi rất giàu vitamin C, các chất chống ôxy hóa. Trong 85 loại thuốc có tới 43 loại thuốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu dùng chung với bưởi.

Các thuốc có thể tương tác khi dùng với nước ép hay dùng nguyên quả, thậm chí cả nước trái cây để lạnh cũng có ảnh hưởng tương tự. Đó là những loại thuốc hay được sử dụng như thuốc giảm cholesterol, thuốc điều trị cao huyết áp hoặc chống ung thư.

Cách thức bưởi tương tác với thuốc như thế nào? Theo các nhà khoa học, khi uống thuốc, nồng độ các hợp chất trong thuốc tan ra, hấp thụ vào cơ thể, rồi đi vào máu. Trong khi đó bưởi có hợp chất furanocoumarin có thể chặn các enzyme có tên cytochrome (CYP3A4)- đây là một loại men tham gia quá trình chuyển hóa của hơn 50% các loại thuốc.

Liệu việc dùng bưởi hay các loại nước trái cây và thuốc ở thời điểm cách xa nhau có được không? Điều này có vẻ có lý, nhưng sự thật là nó không phải lúc nào cũng đúng. Người ta đã nghiên cứu và tìm thấy ở người sử dụng bưởi trong vòng 24 giờ nhưng có uống thuốc, các enzyme CYP450 trong thuốc vẫn bị chặn lại ở ruột và gan. Ngay cả những loại thuốc chỉ định uống mỗi ngày 1 lần cũng không thể không bị ảnh hưởng nếu người bệnh dùng bưởi. Nếu trên lọ thuốc ghi rõ không nên dùng chung với bưởi tốt nhất không nên dùng bưởi trong thời gian điều trị.

Người bệnh có thể ăn các loại trái cây có múi khác không? Hầu hết các loại trái cây khác đều có thể sử dụng, nhưng những loại trái cây có chất furanocoumarins có thể gây ra những tác động giống như ăn bưởi.

Khi uống thuốc kháng histamine có tên fexofenadine (Allegra) cùng với bưởi, táo hay nước cam có thể làm giảm hàm lượng fexofenadine, nghĩa là thuốc sẽ không có tác dụng tốt nhất. Vậy hãy uống thuốc bằng nước lọc.

Ăn bao nhiêu bưởi hoặc nước ép thì dẫn đến tương tác thuốc? Ăn bất kỳ một trái bưởi hay chỉ cần 200ml nước trái cây cũng có có thể tạo ra phản ứng ngăn enzyme CYP3A4 của thuốc. Như thuốc huyết áp felodipin (Plendi) khi dùng chung với nước ép bưởi, nồng độ thuốc trong máu có thể tăng gấp 3 lần.

Những người có nguy cơ cao gặp tương tác thuốc thường là những người lớn tuổi bởi đây là đối tượng thường xuyên sử dụng nước uống này.

Ở những đối tượng khác nhau, mức độ tương tác thuốc cũng khác nhau. Một số thuốc chống ung thư, kháng sinh, thuốc tim mạch có thể làm nhịp tim bất thường khi dùng chung với bưởi. Tổn thương thận và cơ là tác dụng phụ khi dùng chung bưởi với statin dùng để hạ cholesterol. Sau cấy ghép nội tạng, các thuốc ức chế miễn dịch thường gây tổn thương thận. Thuốc giảm đau có thể gây phản ứng trầm cảm nếu uống cùng bưởi.

Tốt nhất khi dùng thuốc, người bệnh cần được sự tư vấn của bác sĩ.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

 

 

 


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  5,298,099       1/730